Ý nghĩa nguồn gốc lịch sử của ngày nói dối cá tháng tư bạn nên biết

0

Cá tháng Tư hay còn gọi là ngày Quốc tế nói dối là một ngày mà mọi người dành cho nhau những lời chọc và lừa dối lẫn nhau mục đích để thư giãn, gây tiếng cười. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao lại có ngày kỳ lạ như vậy hay không? Nhân dịp sắp tới ngày Cá tháng Tư, hãy cùng 123monngon.com tìm hiểu ý nghĩa nguồn gốc lịch sử của ngày nói dối cá tháng tư bạn nên biết nhé!

Ý nghĩa nguồn gốc lịch sử của ngày nói dối cá tháng tư bạn nên biết phần 1

Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư

Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn chưa được lộ rõ với nhiều giả thuyết khác nhau.

Một giả thuyết cho rằng đó là ngày đánh dấu mùa xuân tới (ở phương Tây) trong khi giả thuyết khác cho rằng đây là ngày kết thúc Đại Hồng Thủy và kết thúc chuỗi ngày lênh đênh trên biển của Noah, người đã được Chúa chỉ bảo để đóng thuyền.

Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất bắt nguồn từ cuối thế kỷ XVI khi mà lịch Julian (lấy tên từ Julius Caesar) được thay thế bởi lịch Gregorian. Trong lịch Julian cũ, năm mới bắt đầu từ 25 tháng 3 và ngày lễ kỷ niệm năm mới thường được tổ chức sau đó 1 tuần (tức là rơi vào khoảng 1/4) vì tuần có ngày 25/3 lại vướng vào Holy Week.

Do vậy sau khi đã đổi lịch sang lịch mới và kỷ niệm năm mới vào ngày 1/1, một vài người vẫn muốn ăn Tết lần thứ hai bằng cách lừa mọi người nhớ lại rằng 1/4 mới là ngày lễ kỷ niệm năm mới. Trong ngày đó, người đi lừa thường mời người bị lừa tới các bữa tiệc mừng năm mới không tồn tại trên thực tế.

Ý nghĩa nguồn gốc lịch sử của ngày nói dối cá tháng tư bạn nên biết phần 2

Ý nghĩa ngày Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư, còn gọi là Ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Ngày 1/4 là ngày được chú ý ở nhiều nước. Đây là ngày mà theo phong tục cũ, bạn bè thường hay bày trò đùa giỡn nhau.

Cá tháng Tư dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn được tổ chức tại nhiều quốc gia kỷ niệm hàng năm vào đúng ngày 1/4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó. Những tin giả như thế thường được tung ra trong cả ngày 1/4 ở hầu hết các nước như Mỹ, Pháp, Ireland,… trong khi một số quốc gia khác nó phải được chấm dứt vào giữa trưa như Anh, Canada, Úc, New Zealand.

Ý nghĩa nguồn gốc lịch sử của ngày nói dối cá tháng tư bạn nên biết phần 3

Làm gì trong ngày Cá tháng Tư?

Những trò đùa của Ngày Cá tháng Tư có thể chỉ rất đơn giản như bạn chưa buộc dây giày kìa, chưa kéo khóa nhé…, nhưng cũng có khi gây ra hậu quả nghiêm trọng như vặn đồng hồ của bạn cùng phòng chậm tới một tiếng hay bố mẹ ở quê gọi điện báo ốm… Dù đùa kiểu gì, kẻ lừa gạt vẫn hoàn toàn vô tội bằng cách lý giải “Ngày Cá tháng Tư mà”.

Các phương tiện truyền thông cũng không đứng ngoài cuộc vui một năm chỉ có một lần này. Trong ngày cả thế giới nói dối, truyền hình Anh từng chiếu một bộ phim ngắn và rất chi tiết về việc những người nông dân Anh thu hoạch vụ mùa Spaghetti.

Thật hài hước phải không các bạn? Chỉ còn ít ngày nữa thôi là đến Cá tháng Tư rồi đấy, hãy cẩn thận nếu không lại bị mắc câu bởi bạn bè nhé. Còn nữa, hãy bỏ túi những câu nói dối ngày cá tháng Tư để trêu chọc lại mọi người nữa nè! Trên đây là ý nghĩa nguồn gốc lịch sử của ngày nói dối cá tháng tư bạn nên biết! Hãy tham khảo và cùng chia sẻ với mọi người! Chúc các bạn luôn vui vẻ!

About Author

Mình là Bella Nguyễn, sở thích của mình là nấu ăn. Rất vui khi được chia sẻ những kinh nghiệm nấu nướng với mọi người. Liên hệ với mình qua Email: 123monngon.com@gmail.com nhé!

Comments are closed.